Nếp nương Sapa- Đặc sản nơi vùng cao.

Mùa thu, mùa của những thửa ruộng lúa nếp nương chín vàng, tỏa ngát hương cả vùng núi rừng. Đến với Sapa mùa này, du khách đừng nên bỏ lỡ những món đặc sản truyền thống được chế biến từ gạo nếp nương. Nếp nương-Đặc sản của vùng núi rừng Sapa.

1. Xôi bảy màu

Chỉ cần nhắc đến tên thôi là có thể liên tưởng đến màu sắc rất hấp dẫn của món ăn. Xôi bảy màu đặc sản của bà con dân tộc Nùng Dín, màu sắc của xôi được tạo ra hoàn toàn từ lá cây rừng của vùng núi rừng Tây Bắc. Món ăn này không chỉ là món ăn truyền thống mà còn có giá trị tâm linh sâu sắc.

Xôi 7 màu
Xôi 7 màu

Xôi màu xanh lá gừng biểu thị cho mùa xuân. Tạo ra màu xanh này rất phức tạp. Gạo phải ngâm đến khi có màu vàng, sau đó mới tiếp tục ngâm với nước lá xôi hoa màu xanh nước biển theo tỷ lệ phù hợp, mới tạo ra màu xanh lá gừng đẹp mắt. Xôi màu đỏ thẫm tượng trưng cho máu của những người đã anh dũng đã hi sinh. Màu xôi này được tạo ra từ gạo đã được ngâm có màu đỏ sau đó ngâm với nước lá xôi hoa. Xôi màu vàng mang ý nghĩa của sự đau thương li tán. Gạo nếp được ngâm với nước của hoa cay, hoa vàng sẽ tạo ra một màu vàng mỡ gà. Xôi màu đỏ tươi biểu thị cho sự chiến thắng. Để có màu đỏ tươi, gạo nếp được ngâm với nước lá xôi đũa. Màu xanh nước biển biểu thị cho nước. Gạo được ngâm trong nước lá xôi hoa giã cùng với tro bếp. Màu nâu tượng trưng cho đất. Sử dụng gạo nếp đã ngâm có màu đỏ nhạt tiếp tục ngâm với nước lá xôi đũa giã nhỏ. Màu cuối cùng, màu tím tượng trưng cho sự chung thủy luôn luôn chung sống hòa bình. Tạo ra màu này rất đơn giản chỉ cần ngâm gạo nếp với nước lá xôi đũa và tro bếp.

Món xôi này khi ăn, sẽ cảm thấy vị ngọt của lúa nếp nương hòa quyện với mùi của các loại lá xôi tạo nên nét riêng biệt. Ngoài ra, xôi còn có thể ăn kèm với muối vừng hay gà nướng. Hầu hết, các du khách đã thưởng thức món xôi này đều rất thích.

2. Cơm lam

Món ăn đặc trưng của cộng đồng dân tộc vùng Tây Bắc. Không quá cầu kì như món xôi bảy màu, nhưng không phải chỗ nào cũng có thể tạo ra hương vị cơm lam đặc trưng của vùng đất Sapa sương bao phủ. Cơm lam được rất nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà biếu cho người thân.

Cơm lam Sapa
Cơm lam Sapa

Ống trúc để làm cơm lam không được quá non hay quá già. Gạo phải được ngâm trong 2 tiếng. Khi cho gạo và nước vào ống trúc phải căn đúng tỉ lệ 3:2 và một chút muối thì mới có được ống cơm ngon. Nướng ống cơm là giai đoạn khó nhất. Người nướng phải căn chỉnh ngọn lửa vừa, ống trúc cũng phải được đảo sao cho chín đều cơm trong ống.

Cơm lam khi ăn, những hạt gạo dính chặt vào nhau, rất ngọt và dẻo hòa quyện với mùi thơm nhẹ nhàng của ống trúc. Chính điều này, đã tạo nên sự đặc biệt của những ống cơm lam nơi núi rừng Sapa.