Chùa Long Sơn

 Địa chỉ: Nha Trang Khánh Hoà Việt Nam

Đặc điểm: Chùa được khai sơn vào cuối thế kỷ 19 và được xây dựng mới vào năm 1940 với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mang đậm dấu ấn thời hiện đại.

chua-Long-Son
chua-Long-Son

Chùa được cất trên một khu đất cao, thoáng mát, cây cối xanh tươi, gần kề ngay đường giao thông và khu phố đông đúc mà vẫn giữ được vẻ thâm u, tĩnh mịch, uy nghiêm, huyền bí, cao siêu nơi cửa Phật nhờ có sự phối hợp tuyệt vời giữa công trình kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên và những phần tạo dựng do con người.

Đây là một trong những ngôi chùa vào loại lớn nhất và cũng ở vào một địa thế trang nghiêm, đẹp nhất trong các ngôi chùa còn lại ở Khánh Hòa đến nay và cũng là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Nha Trang

Giới thiệu chi tiết về Chùa Long Sơn

Ban đầu chùa Long Sơn có tên là Đằng Long Tự được hoà thượng Ngô Chí cho xây dựng vào năm Bính Tuất 1886 tại đỉnh đồi Trại Thuỷ. Ban đầu chùa được kiến tạo bằng vật liệu nhẹ, mái lợi tranh vách đất.

Đến năm Canh Tý 1990, thì chùa bị bão sập cho nên hòa thượng Ngộ Chí dời chùa xuống chân núi, tại vị trí hiện nay. Sau đó chùa được sửa sang và lợp lại bằng ngói âm dương, đổi tên là Long Sơn Tự. Cũng trong thời gian này, chùa được sắc phong là “Sắc Tứ Long Sơn Tự”.

ChuaLongSon3

Toàn cảnh phía ngoài chùa Long Sơn

Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5 m, chiều dài hơn 72 m. Bên cạnh chùa là giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa.

Bên trong chính điện, có bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn, nặng 700kg, cao 1.6m. Sau bức tượng là tấm gương lớn tượng trưng cho ánh sáng hào quang nhà Phật, và bức tượng Quan Âm Chuẩn Đề có nhiều tay.

thichca

Tượng Phật Tổ bằng đồng, đang ngồi thuyết pháp

Từ chùa, muốn lên pho tượng Kim Thân Phật Tổ phải đi lên 193 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003.

Lên khỏi tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn 5 mét là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 mét, nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế tặng năm 2002.

Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật Tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 24 mét, từ đế lên 21 mét, đài sen làm đế cao 7 mét, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Xung quanh đài là hình bảy vị Thánh tử vì đạo.

6

Tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn

9

Tượng Kim Thân Phật Tổ – còn gọi là tượng Phật Trắng